BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM - VÙNG CHÈ TRẠI CÀI (MINH LẬP) - VÙNG CHÈ SÔNG CẦU.
BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM - VÙNG CHÈ TRẠI CÀI (MINH LẬP) - VÙNG CHÈ SÔNG CẦU.
Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam |
Làng chè Trại cài - Đồng Hỷ |
- 8h00’: Xe đón du khách tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam sau đó xuất phát đi tham quan vùng chè Trại Cài - Minh Lập (Đồng Hỷ).
- 8h30’- 9h30’: Đoàn tham quan và tham gia các hoạt động văn hóa tại Vùng chè Trại Cài - Minh Lập. Đây là vùng chè đã nổi tiếng từ lâu bởi hương vị thơm ngon đặc biệt. Chè ở vùng này cũng mang đầy đủ dư vị chỉ riêng chè Thái mới có. Đó là mùi hương cốm bay, nước sánh vàng mật ong, đắng ngọt, chát, thơm hòa quện làm quyến rũ lòng người. Đồng thời du khách sẽ được tham gia vào các hoạt động văn hóa được tổ chức tại vùng chè này.
- 9h30’: Đoàn lên xe khởi hành đến vùng chè Sông Cầu (Đồng Hỷ).
- 10h00’ - 11h00’: Đoàn tham quan vùng chè Sông Cầu nên thơ với những đồi chè bát úp đang trổ búp xanh ngút mắt. Lâu nay, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ) được biết đến là vùng chè đặc sản của tỉnh. Đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm các công đoạn chế biến chè và thưởng thức những chén trà thơm ngát, sóng sánh, dư vị ngọt đượm còn lưu lại trên đầu lưỡi…
- 11h00’: Đoàn lên xe khởi hành về thành phố Thái Nguyên.
- 11h30’: Xe đưa đoàn về đến điểm đón ban đầu, kết thúc hành trình./.
Vùng chè Trại Cài (huyện Đồng Hỷ) Trại Cài là một địa danh nhỏ thuộc xã Minh Lập huyện Đồng Hỷ, nằm ngay sát thành phố Thái Nguyên, cách thành phố một cây cầu Gia Bẩy. Có khí hậu và thổ nhưỡng rất trong lành; người dân thân thiện và chăm chỉ. Mỗi năm vùng chè Trại Cài cung cấp cho thị trường gần 700 tấn chè búp khô mỗi năm. Chè Trại Cài là một trong những loại trà Thái Nguyên có vị ngon: mùi hương cốm bay, nước sánh vàng mật ong, đắng, ngọt, chát, thơm hoà quyện làm quyến rũ lòng người. Cây chè đã có mặt trên đất Minh Lập từ rất lâu, từ trước năm 1960 người dân ở các xóm: Trại Cài, Sông Cầu, Tân Lập đã trồng chè để dùng và cung ứng nguyên liệu cho Nông trường Chè sông Cầu. Với thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, người dân lại có kinh nghiệm trồng chè nên chè ở đây có hương vị đặc trưng khó lẫn, đó là loại chè rất đậm, nịnh hương, uống xong mà hương rừng sắc núi vẫn còn lưu mãi nơi đầu lưỡi. Đặc biệt hơn, chè Trại Cài pha đến lần thứ 3, thứ 4 mà màu nước vẫn sánh. Vào những phiên chợ, người dân hay đem chè đến chợ Trại Cài (chợ trung tâm của xã) để bán, khách đến mua về uống thử thấy ngon lần sau lại tìm đến mua. Từ đó người ta quen gọi chè ở Minh Lập là chè Trại Cài. Đến năm 1980, người dân ở những xóm khác như: Cà phê 1, Cà phê 2, Ao Sơn, Đoàn Kết… cũng dần chuyển diện tích đất trồng mía, trồng dong riềng sang trồng chè. Trải qua năm tháng, chè Trại Cài dần được nhiều người biết đến, nhất là khi nền kinh tế thị trường phát triển, việc giao thương buôn bán được mở rộng thì danh tiếng chè Trại Cài lại càng vươn xa. Kinh tế gia đình của các hộ làm chè cũng từng bước đi lên. Hiện nay, trong xã có trên 90% số hộ trồng chè, toàn xã có trên 400ha chè kinh doanh, chủ yếu là giống chè trung du. Người dân nơi đây cũng có những bí quyết và kinh nghiệm quý báu về nghề sản xuất và chế biến chè được đúc rút qua nhiều đời... Nhằm đưa sản phẩm chè thành một sản phẩm du lịch, người dân nơi đây cũng chú trọng đến việc sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP hướng tới sản xuất hữu cơ. Ứng dụng KHCN trong chế biến sản xuất thay cho phương thức làm chè truyền thống trước đây. Với sự ưu đãi của thiên nhiên về điều kiện đất đai, thời tiết thích hợp, với tập quán, kinh nghiệm cùng với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất chè, vùng đất này hoàn toàn có những tiềm năng để phát triển du lịch gắn với cây chè. |
Các dự án tiêu biểu khác
Vùng chè Trại Cài (huyện Đồng Hỷ)
Vùng chè Trại Cài (huyện Đồng Hỷ)
Vùng chè Tân Cương (thành phố Thái Nguyên)
Vùng chè Tân Cương (thành phố Thái Nguyên)
Vùng chè La Bằng (huyện Đại Từ)
Vùng chè La Bằng (huyện Đại Từ)
