Bảo tồn văn hóa dân tộc Sán Chay gắn với phát triển du lịch cộng đồng
Huyện miền núi Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) hiện có 18 di tích được công nhận xếp hạng, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh và 6 di sản văn hóa phi vật thể, có tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, đưa du lịch trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Huyện miền núi Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) hiện có 18 di tích được công nhận xếp hạng, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh và 6 di sản văn hóa phi vật thể, có tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, đưa du lịch trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Một buổi biểu diễn dân vũ truyền thống của bà con dân tộc Sán Chay ở xóm Đồng Tâm, xã Tức Tranh.
Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, từ năm 2017, huyện Phú Lương đã triển khai dự án “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Chay gắn với phát triển du lịch cộng đồng” tại xóm Đồng Tâm, xã Tức Tranh, tổng kinh phí hơn 2,3 tỷ đồng với nhiều hoạt động bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể, vật thể. Đồng thời, huyện xây dựng, phát triển các vùng chè đặc sản, các nương chè đẹp, vùng sản xuất chè an toàn để du khách tham quan và trải nghiệm… Đến nay, dự án bước đầu đã phát huy hiệu quả khi thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa bản địa tại địa phương.
Ông Hầu Văn Nhân, Trưởng xóm Đồng Tâm, xã Tức Tranh cho biết, đến với điểm du lịch cộng đồng tại xóm Đồng Tâm, du khách được hòa mình vào nghệ thuật trình diễn dân gian mang đậm nét tâm linh trong lễ hội Cầu mùa, hát Sấng Cọ, múa Tắc Xình… cũng như cách pha trà, thưởng trà trong một không gian văn hóa đầy màu sắc, đậm đà bản sắc dân tộc của đồng bào dân tộc Sán Chay. Không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, mô hình du lịch cộng đồng còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, tăng thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Nếu trước đây, đa số đồng bào người dân tộc Sán Chay ở Đồng Tâm là hộ nghèo, cận nghèo, từ khi bắt tay vào làm du lịch, đời sống kinh tế của bà con đã được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đạt trên 55,5 triệu đồng/người/năm. Xóm Đồng Tâm đã được công nhận xóm nông thôn mới kiểu mẫu vào tháng 4/2022.
Các nghệ nhân dân tộc Sán Chay, xóm Đồng Tâm, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, biểu diễn điệu “Tắc Xình” truyền thống.
Ông Trần Văn Hải, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ du lịch tổng hợp xóm Đồng Tâm, là một trong những người đi đầu xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại xóm Đồng Tâm chia sẻ, nhờ vào việc phát triển du lịch cộng đồng, kết hợp với trồng chè và phát triển kinh tế đồi rừng, gia đình ông đã có nguồn thu nhập ổn định, xây dựng được 2 nhà sàn phục vụ khách du lịch với kinh phí trên 1 tỷ đồng, đảm bảo các điều kiện cần thiết về ăn, nghỉ qua đêm và đã đón tiếp nhiều đoàn khách tới trải nghiệm du lịch cộng đồng tại địa phương.
Hợp tác xã dịch vụ du lịch tổng hợp xóm Đồng Tâm hiện có 13 nhà sàn đón khách du lịch, đảm bảo lưu trú cho khách an toàn, sạch sẽ, không gian thoáng mát, có khu chế biến chè rất thuận lợi cho du khách tham quan trải nghiệm. Câu lạc bộ múa Tắc xình và Câu lạc bộ hát Sấng Cọ xóm Đồng Tâm cũng phát triển lên tới 50 hội viên sẵn sàng biểu diễn phục vụ du khách khi có nhu cầu.
Phát triển vùng sản xuất chè an toàn ở xóm Đồng Tâm, xã Tức Tranh góp phần nâng cao thu nhập và thu hút khách du lịch.
Theo bà Nguyễn Thúy Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lương, du lịch cộng đồng bước đầu đã và đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế cho người dân địa phương. Để khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng, huyện Phú Lương đã xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển du lịch đến năm 2025 và thời gian tiếp theo, trong đó có mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể quốc gia múa Tắc Xình và hát Sấng Cọ của người Sán Chay, góp phần phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, tăng thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững, nâng cao năng lực tổ chức kinh doanh cho cộng đồng.
Huyện cũng xây dựng các tour, tuyến du lịch đặc trưng của địa phương, kết nối với các tour, tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.
Bài, ảnh: Hoàng Thảo Nguyên (TTXVN)
Nguồn Báo Tin tức
https://baotintuc.vn/du-lich/bao-ton-van-hoa-dan-toc-san-chay-gan-voi-phat-trien-du-lich-cong-dong-20220811065035489.htm
Xem thêm

Đánh thức mọi giác quan với cách làm trà ngon đúng điệu
Cách pha trà chanh gợi ý sau sẽ giúp ly trà chanh của bạn vừa đẹp mắt lại thơm lừng, chuẩn vị.

Cách uống trà xanh như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Uống trà xanh mỗi ngày là thói quen tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên uống vừa đủ, nếu uống quá nhiều sẽ gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe.

Tại sao chè thái nguyên trong siêu thị thường không ngon
Tại sao chè thái nguyên trong siêu thị thường không ngon

Báo giá trà thái nguyên ngon tháng 4 năm 2021
Trà thái nguyên là một đặc sản không thể thiếu trong mỗi gia đình cơ quan công sở, cứ vào dịp trung thu và tết nguyên đán là nhu cầu thưởng trà thái nguyên ...

Các sản phẩm trà thái nguyên ngon của Tân Cương Xanh
Tân Cương Xanh chuyên sản xuất phân phối trà thái nguyên, trà ô long, trà túi lọc, trà đen hàng đầu tại Việt Nam. Các sản phẩm trà thái nguyên ngon của Tân Cương Xanh

SÂM BỐ CHÍNH - SÂM TIẾN VUA
SÂM BỐ CHÍNH, SÂM TIẾN VUA

Công bố Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Sáng nay (15/4), tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

TRÀ LÀ NÉT VĂN HOÁ TINH HOA CỦA NGƯỜI VIỆT…
TRÀ LÀ NÉT VĂN HOÁ TINH HOA CỦA NGƯỜI VIỆT…

Hà Thái Trà, sản phẩm đạt giải bạc liên hoan trà thế giới
Hà Thái Trà, sản phẩm đạt giải bạc liên hoan trà thế giới

Chè Hà Thái - Vươn tầm quốc tế
Chè Hà Thái - Vươn tầm quốc tế

Phú Lương - Điểm đến du lịch hấp dẫn
Phú Lương - Điểm đến du lịch hấp dẫn

Hợp tác xã chè La Bằng- Điểm lan tỏa văn hóa trà Đại Từ
Xã La Bằng, huyện Đại Từ hiện nay đang là một điểm sáng trên bản đồ du lịch tỉnh Thái Nguyên với các điểm đến về du lịch sinh thái và trải nghiệm văn hóa trà như: Suối Kẹm, La Bằng homestay, Hợp tác xã chè La Bằng...

Đến Thái Nguyên ghé thăm vùng chè Tân Cương
Đến Thái Nguyên trong thời gian này, du khách không chỉ ấn tượng trước phong cảnh thiên nhiên hữu tình, được tìm hiểu về lịch sử, truyền thống văn hóa và tín ngưỡng tâm linh

Xúc tiến, quảng bá ‘Trải nghiệm xứ Trà, đậm đà bản sắc’ Thái Nguyên 2023
Trong khuôn khổ chương trình Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2023, chiều 13/4, Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch Thái Nguyên đến bạn bè trong nước, quốc tế.

Bảo tồn văn hóa dân tộc Sán Chay gắn với phát triển du lịch cộng đồng
Huyện miền núi Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) hiện có 18 di tích được công nhận xếp hạng, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh và 6 di sản văn hóa phi vật thể, có tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, đưa du lịch trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
.jpg)
8 làng nghề chè mới được công nhận trong năm 2021
Trong năm 2021, toàn tỉnh có 8 làng nghề (LN) chè mới được UBND tỉnh công nhận, nâng tổng số LN chè, LN chè truyền thống trên địa bàn tỉnh lên 249.

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được khai thác dựa trên các giá trị văn hóa bản địa. Việt Nam với thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa ẩm thực độc đáo, tập tính người dân thân thiện cởi mở...

TRÀ VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM
Từ lâu trà được biết như một nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam, bởi vì nó thể hiện rất rõ đời sống sinh hoạt mộc mạc của người Việt. Văn hóa trà Việt Nam

VĂN HÓA TRÀ VIỆT
Văn hóa trà Việt Nam là một vận động xã hội, tồn tại và phát triển trong một tọa độ ba chiều: thời gian, không gian và chủ thể con người”.
